Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một nhóm bệnh rối loạn được đặc trưng bởi tăng nồng độ glucose máu mạn tính cùng với rối loạn carbohydrat, protein, lipid do giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường gây tổn thương, rối loạn, suy giảm của nhiều cơ quan.
Tại Việt Nam, theo điều tra năm 2007, tỷ lệ mắc bệnh chung là 5.7%, trong đó có tới 60% người tiểu đường chưa được phát hiện. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong bài viết này.
Trong tiểu đường type 1, tế bào beta của tuyến tụy nội tiết bị phá hủy hoặc tổn thương do các yếu tố di truyền, môi trường hoặc bệnh lý dẫn đến tình trạng thiếu hụt insulin. Hầu hết tiểu đường type 1 có nguyên nhân tự miễn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì - Những thực phẩm không nên dùng khi bị tiểu đường
Trong nhóm tiểu đường type 2, tế bào beta của tuyến tụy nội tiết vẫn hoạt động sản sinh insulin bình thường nhưng có sự rối loạn bài tiết insulin vào máu và/ hoặc sự đề kháng insulin ở ngoại vi.
Là tình trạng rối loạn dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên khi đang mang thai. Đa số các trường hợp đường huyết của thai phụ trở lại bình thường sau khi sinh, 30-50% bệnh nhân sau này sẽ có tiểu đường type 2.
Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như:
Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường:
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường khởi phát ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, thường có các biểu hiện sau:
Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường phát triển chậm. Trên thực tế, bạn có thể sống chung với bệnh trong nhiều năm mà không hề hay biết. Khi có các dấu hiệu và triệu chứng, chúng có thể bao gồm:
Hầu hết các trường hợp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào mà chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm kiểm tra trong thai kỳ. Một số phụ nữ có thể xuất hiện triệu chứng khi lượng đường trong máu của họ quá cao, chẳng hạn như: cơn khát tăng dần, đi tiểu thường xuyên hơn, miệng khô, mệt mỏi. Nhưng những triệu chứng này cũng thường gặp khi mang thai, không nhất thiết là bệnh tiểu đường.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng:
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, việc thực hiện chế độ ăn hợp lý và các bài tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế biến chứng ở tất cả các thể bệnh. Người mắc tiểu đường type 1 và những người tiểu đường type 2 không đáp ứng bằng chế độ ăn và tập luyện sẽ phải dùng insulin suốt đời. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên giữ thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ để phòng ngừa bệnh và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Người bệnh tiểu đường thường phải ăn uống theo chế độ kiêng khem rất khắt khe. Vì vậy nếu chỉ ăn uống theo thực đơn bình thường sẽ rất dễ thiếu hụt dinh dưỡng. Điều đó làm tăng nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, dễ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Sữa chính là nguồn bổ sung nhanh nhất, đầy đủ nhất nguồn dinh dưỡng thiếu hụt do chế độ ăn kiêng gây ra.
Trong sữa bột thường có thêm thành phần giúp điều hòa đường huyết. Vì vậy uống sữa sẽ giảm bớt đi việc dùng thuốc điều trị, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của gan, thận. Người bệnh thoải mái hơn khi không phải thường xuyên làm bạn với các loại thuốc tây hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Được áp dụng công nghệ tách chất béo trong quá trình sản xuất nên các loại sữa dành cho người tiểu đường hoàn toàn không gây thừa cân, béo phì. Đặc điểm này rất phù hợp với nhu cầu hiện nay, không những của người tiểu đường mà cả những người bình thường muốn kiểm soát lượng đường trong cơ thể.