Bệnh tiểu đường là một căn bệnh không mới, tuy nhiên, đây vẫn là một mối quan tâm, trăn trở và lo lắng đối với rất nhiều người. Vậy bệnh tiểu đường là gì, và làm thế nào để nhận biết, phát hiện được các triệu chứng của bệnh? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường nhé!
Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể bạn có những rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Đây là một căn bệnh mãn tính mà cơ thể bạn đề kháng hoặc thiếu hụt insulin, dẫn đến việc lượng đường trong máu luôn cao hơn bình thường. Căn bệnh này tưởng chừng đơn giản nhưng lại có những ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Một số vấn đề mà bạn gặp với bệnh tiều đường có thể liên quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, thận, tim và thần kinh.
Đọc thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Như đã chia sẻ phía trên, bệnh tiểu đường xuất hiện do rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Cụ thể hơn, thay vì chuyển hóa và tạo ra năng lượng thì các chất bột đường từ thức ăn hàng ngày lại tích tụ và tăng dần trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng nhất định. Dựa trên những dấu hiệu sau đây, bạn có thể cân nhắc theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời:
Khi căn bệnh có những biến chứng phức tạp hơn, những dấu hiệu và triệu chứng cũng trở nên rõ rệt hơn như: buồn nôn, mờ mắt, nhiễm trùng âm đạo thường xuyên (với phụ nữ), nhiễm nấm candida hoặc nấm men, khô miệng, ngứa da (đặc biệt ở khu vực âm đạo hoặc bẹn), vết thương hở như vết loét hoặc vết cắt chậm lành hơn bình thường.
Đây đều là những triệu chứng mà bạn rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ốm vặt thông thường. Bởi vậy, bạn cần có sự theo dõi thường xuyên và chú ý đến những dấu hiệu của cơ thể để đảm bảo mình có thể phát hiện bệnh sớm nhất. Khi gặp những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để có sự kiểm định chính xác nhất.
Người bệnh tiểu đường thường phải ăn uống theo chế độ kiêng khem rất khắt khe. Vì vậy nếu chỉ ăn uống theo thực đơn bình thường sẽ rất dễ thiếu hụt dinh dưỡng. Điều đó làm tăng nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, dễ xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Sữa chính là nguồn bổ sung nhanh nhất, đầy đủ nhất nguồn dinh dưỡng thiếu hụt do chế độ ăn kiêng gây ra.
Trong sữa bột thường có thêm thành phần giúp điều hòa đường huyết. Vì vậy uống sữa sẽ giảm bớt đi việc dùng thuốc điều trị, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của gan, thận. Người bệnh thoải mái hơn khi không phải thường xuyên làm bạn với các loại thuốc tây hỗ trợ điều hòa đường huyết.
Được áp dụng công nghệ tách chất béo trong quá trình sản xuất nên các loại sữa dành cho người tiểu đường hoàn toàn không gây thừa cân, béo phì. Đặc điểm này rất phù hợp với nhu cầu hiện nay, không những của người tiểu đường mà cả những người bình thường muốn kiểm soát lượng đường trong cơ thể.