Các chuyên gia y tế khuyên rằng việc nắm bắt được thông tin về các chỉ số đường huyết sẽ giúp người bệnh kiểm soát được sức khỏe của mình. Biết đâu là chỉ số đường huyết bình thường? Đâu là ở mức báo động để từ đó đưa ra các giải pháp kịp thời và hạn chế những tình trạng xấu xảy ra.
Chỉ số đường huyết được viết tắt là GI (Glycemic Index) chỉ nồng độ glucose trong máu và được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong từng ngày hay từng phút tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định tạo năng lượng cho mọi hoạt động, nếu lượng đường thường xuyên ở mức cao sẽ có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường gây biến chứng đến nhiều cơ quan, đặc biệt là thận, tim mạch,…
Đọc thêm: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại bao gồm:
Chỉ số đường huyết có ý nghĩa rất là quan trọng trong việc giúp xác định nồng độ glucose trong máu tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu? Từ đó, mọi người có thể xác định được chỉ số đường huyết đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
Muốn đo được chỉ số đường huyết nhanh chóng và chính xác, bạn có thể sử dụng máy đo Benecheck
Ngưỡng chỉ số đường huyết ở người bình thường khỏe mạnh là :
Cụ thể các ngưỡng đường huyết theo các thời điểm kiểm tra như sau:
Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng lúc chưa ăn bất cứ loại thực phẩm trong vòng 8h . Khi đó chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 70 mg/dL (3.9 mmol/L) đến 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì có chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, lúc chưa ăn hay uống gì là lớn hơn hoặc bằng 126mg/dl
Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh thường nhỏ hơn 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 – 2 giờ sau ăn. Còn đối với người tiểu đường thì lớn hơn hoặc bằng 140mg/dL (7,8 mmol/L).
Chỉ số đường huyết trước đi ngủ của người bình thường khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng từ 110-150mg/dl ( 6,0-8,3mmol/l).
Chỉ số HbA1c dưới 5,7% là bình thường, từ 5,7% – 6,4% là tiền đái tháo đường, lớn hơn 6,5% là đái tháo đường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra việc xét nghiệm đường huyết cũng chỉ ra được nguy cơ hạ đường huyết để kịp thời điều trị. Hạ đường huyết khi chỉ số đường huyết nhỏ hơn 70mg/dL và là một tình trạng rất nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận.
Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây
Xem thêm video dưới đây
Sữa là một thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường rất kiêng trong việc ăn uống. Vì vậy sữa có hàm lượng carbonhydrat ở mức thấp luôn là ưu tiên hàng đầu đối với bệnh nhân mắc hay có nguy cơ mắc tiểu đường. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại sữa đặc biệt dành riêng cho người tiểu đường. Vì vậy cần phải hết sức lưu ý khi lựa chọn sữa để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
Sữa bột dành cho người tiểu đường Elife 5 của hãng ELife với công dụng bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh; điều hòa đường huyết giảm bớt việc dùng thuốc điều trị, hỗ trợ gan thận và hoàn toàn không gây béo phì luôn là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh. Ngoài ra trong sữa Elife 5 còn chứa hàm lượng canxi khá cao, dễ hấp thu giúp xương luôn được chắc khỏe, chống loãng xương và duy trì tế bào xương.
Elife 5 được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP – ISO đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe trong quá trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, bảo quản và cung ứng ra thị trường thị trường.
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy của tế bào đối với hormone insulin. Ngoài ra tập thể dục cũng khiến các tế bào cơ hấp thụ đường từ máu, giúp giảm lượng đường trong máu
Tăng cường tập thể dục cũng có lợi ích là giúp giảm cân, một lợi ích gấp đôi để chống lại sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.
Những nhóm các thực phẩm này chứa nhiều anthocyanin giúp kiểm soát đường huyết rất tốt, đặc biệt là các loại quả như: dâu, nho,..…
Nên ăn đủ 3 bữa, không được bỏ qua bữa sáng và hãy kết hợp nhiều loại hạt cùng với trái cây để ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe.
Đối với gia đình có người mắc bệnh hoặc nguy cơ mắc bệnh cao thì nên có thiết bị đo đường huyết tại nhà để theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết.