Hiện nay các tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh diễn ra ngày càng nguy hiểm, nặng nhất chính là tình trạng ngạt sữa gây tử vong. Nếu như bậc phụ huynh nào chưa biết cách cho bé bú bình đúng cách hay chưa biết cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ thì nguy cơ trẻ phải đối mặt với vấn đề này là rất lớn.
Nếu không biết cách cho trẻ bú bình đúng cách thì sẽ dẫn tới tình trạng bé đang bú, tự nhiên sữa lại trào ngược lên mũi, khiến bé ho sặc sụa, tím tái. Khi xuất hiện tình trạng sặc sữa này không chỉ làm cho trẻ khó chịu mà còn có thể nặng hơn là ngừng thở và tử vong. Để giảm tránh nguy bị sặc sữa lên mũi ở trẻ, các mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu và thực hiện đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho con em của mình.
Tìm hiểu thêm: Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh - Vai trò và lượng kẽm cần thiết cho trẻ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bú bình hay bị sặc là do trẻ sử dụng núm vú có độ lớn không phù hợp. Nếu núm vú tiết sữa chảy ra quá nhiều khiến trẻ bú không kịp thì sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ bị sặc, ọc sữa. Để tránh tình trạng này bạn cần phải thường xuyên chú ý quan sát biểu hiện của trẻ khi bú, để biết tình trạng và độ thích hợp của núm vú dành cho trẻ
Không cho trẻ bú đúng tư thế chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ bú bình hay bị sặc. Khi bắt đầu tập cho bé bú bình, bạn nên tránh việc cho trẻ bú bình ở tư thế nằm, không nên cho bé bú khi bé đang quấy khóc, cũng không nên đùa giỡn khi trẻ đang bú vì như vậy trẻ sẽ dễ bị sặc khi đang bú.
Nếu như bạn đã cho bé bú đúng tư thế, núm vú có tốc độ chảy phù hợp nhưng bé vẫn bị sặc sữa thì có thể là do chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ nhỏ mới sinh thường rất dễ gặp phải tình trạng co thắt thực quản dưới vẫn chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến việc bú sữa dễ bị sặc. Nếu phát hiện bé gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám để nhận được thông tin và cách điều trị chi tiết từ bác sĩ.
Muốn cho bé bú đúng tư thế thì trước hết nên đặt bé ở tư thế đầu cao hơn phần thân từ cổ trở xuống, như vậy sẽ khiến sữa chạy xuống theo đường tiêu hoá để tránh hiện tượng sữa bị trào ngược lên mũi.
Sau khi bú, các mẹ phải luôn giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng, ngực áp vào một bên ngực bạn, mặt kề lên hõm vai rồi vỗ nhẹ lưng cho đến khi bé ợ hơi. Sau khi ợ hơi, không nên để trẻ nằm xuống liền, bạn cũng cần phải tránh việc đùa giỡn quá mạnh, hay đung đưa quá nhiều.
Một tình trạng thường xuyên diễn ra ở rất nhiều ba mẹ hiện nay chính là có thói quen đặt bé ở trên ghế hoặc trong nôi. Sau đó, dùng chăn hoặc các vật dụng khác kê bình sữa để cho bé bú. Đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm mà bạn nên bỏ ngay vì nếu như khi bé ngưng bú mà sữa vẫn chảy thì sẽ dân đến việc trẻ bị sặc. hãy luôn quan sát và chú ý giữ bình cho trẻ khi đang bú như vậy sẽ giúp trẻ phát triển an toàn và khoẻ mạnh hơn.
Đọc thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
Cho trẻ bú theo nhịp là một trong những phương pháp giúp cho trẻ bú bình không bị sặc sữa mà các bà mẹ nên học. Phương pháp này khá giống với việc cho trẻ bú sữa mẹ, thông thường sẽ kéo dài khoảng 15 đến 20 phút. Trong quá trình cho trẻ bú các bậc phụ huynh nên để trẻ ở tư thế ngồi thay, bình sữa được đặt ở vị trí nằm ngang, song song với mặt đất để bé kiểm soát dòng sữa tốt hơn.
Xem thêm video dưới đây