Theo số liệu thống kê trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng tăng cao. Chính vì thế nhiều người không khỏi lo lắng bệnh tiểu đường có lây hay không và phương pháp nào giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Glucose là loại đường chính và cần thiết cho cơ thể, nó đóng vai trò như một chiếc máy giúp cung cấp năng lượng cho từng tế bào. Cơ thể muốn sử dụng được lượng đường glucose này nhất thiết phải trải qua quá trình chuyển hóa. Quá trình này phải nhờ đến một chất xúc tác gọi là Insulin.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Cách sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường
Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà cơ thể không thể tạo ra đủ lượng Insulin để giúp chuyển hóa đường glucose cung cấp năng lượng cho các tế bào, thì nồng độ chất này trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tiểu đường được phân thành 2 nhóm chính. Bao gồm:
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch gặp vấn đề trong việc chuyển hóa Insulin. Nói một cách cụ thể hơn là hệ thống không nhân diện được tế bào nên tấn công nhầm vào tế bào tuyến tụy, mà tuyến tụy là nơi trực tiếp sản xuất Insulin nên khi bị tấn công nó sẽ không sản sinh đủ lượng insulin để đáp ứng nhu cầu sử dụng glucose của cơ thể. Điều này làm cho lượng đường không chuyển hóa được tích tụ nhiều trong máu dẫn đến tiểu đường.
Điểm khác biệt lớn nhất ở tiểu đường Type 1 và Type 2 chính là việc tuyến tụy có sản sinh được Insulin hay không. Ở tiểu đường Type 1 do hệ thống miễn dịch gặp trục trặc nên tuyến tụy không thể sản xuất được đủ lượng Insulin cần thiết cho cơ thể. Ở tiểu đường Type 2 này, tuyến tụy vẫn sản xuất ra Insulin tuy nhiên, Insulin lại hoạt động không hiệu quả. Điều này có nghĩa là mặc dù cơ thể vẫn có đủ Insulin nhưng vẫn không thể giúp chuyển hóa đường glucose. Nguyên nhân Insulin không hoạt động có thể là do cơ thể kháng Insulin hoặc không thể sử dụng Insulin.
Nói tóm lại, nguyên nhân tạo ra bệnh tiểu đường là từ những bất thường trong cơ chế chuyển hóa glucose trong cơ thể bao gồm cả hệ miễn dịch hoạt động không hiệu quả hoặc nguyên nhân chính từ Insulin do tuyến tụy tạo ra.
Trong những năm gần đây do số ca mắc bệnh tiểu đường tăng nhanh chóng nên không ít người lo lắng liệu bệnh tiểu đường có lây hay không?
Như đã phân tích nguyên nhân từ bên trên, nguyên nhân gây bệnh không phải do vi sinh vật mà là do cơ chế chuyển hóa của cơ thể bị rối loai. Chính vì thể, có thể khẳng định rằng bệnh tiểu đường không phải là bệnh truyền nhiễm và không lây.
Nhiều người lầm tưởng rằng trong một gia đình có nhiều người mắc bệnh tiểu đường là do họ bị lây chéo cho nhau. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng, vì khoa học đã chứng minh bệnh này không lây qua việc tiếp xúc trực tiếp, ở chung, qua nước bọt hắt hơi hay quan hệ tình dục mà xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không lành mạnh.
Có thể nói chế độ ăn uống chính là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu ăn uống quá nhiều dầu mỡ hoặc thường xuyên ăn chung thực đơn với người bị tiểu đường thì nguy cơ cũng mắc bệnh sẽ rất cao. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ mắc phải tiểu đường type 2 nếu không có một chế độ sinh hoạt tập luyện hợp lý. Việc thừa cân, béo phì cũng là một trong số những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân chính của tiểu đường type 1 là do rối loạn hệ miễn dịch, nguyên nhân này có liên quan một phần đến gene di truyền do đó rất khó để phòng ngừa. Vì vậy việc bạn cần làm là theo dõi sức khỏe thường xuyên và đi khám ngay nếu cơ thể có biểu hiện bất thường.
Riêng đối với tiểu đường type 2 nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống và thói quen vận động do đó bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để phòng ngừa:
Hạn chế thực phẩm quá nhiều đường
Xây dựng cơ chế vận động hợp lý rèn luyện cơ thể
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh